Phát hiện Sống_núi_giữa_Đại_Tây_Dương

Dãy núi dưới Đại Tây Dương lần đầu tiên được Matthew Fontaine Maury nói đến vào năm 1850. Dãy núi này được phát hiện trong quá trình thám hiểm của HMS Challenger vào năm 1872[1]. Một nhóm các nhà khoa học trên tàu với sự dẫn đầu của Charles Wyville Thomson, đã pháp hiện một đới nâng lớn nằm giữa Đại Tây Dương trong khi thăm dò địa hình để đặt cáp viễn thông xuyên Đại Tây Dương.[2] Sự tồn tại của một sống núi như thế đã được xác nhận bởi tàu ngầm của Hoa Kỳ năm 1925.[3] Vào thập niên 1950, bản đồ đáy đại dương trên Trái Đất được thành lập bởi Bruce Heezen, Maurice Ewing, Marie Tharp và những người khác, cho thấy rằng sống núi giữa Đại Tây Dương có địa hình đáy biển rất kỳ lạ bao gồm các thung lũng và các dãy núi,[4] với thung lũng trung tâm có hoạt động địa chấn và là chấn tâm của một số trận động đất.[5][6] Ewing và Heezen đã phát hiện rằng sống núi là một phần trong tổng số 40.000 km của hệ thống các sống núi giữa đại dương kéo dài liên tục trên đáy của tất cả các đại dương trên Trái Đất.[7]Việc phát hiện ra hệ thống sống núi toàn cầu dẫn đến học thuyết tách giãn đáy biển và sự chấp nhận một cách tổng quát về học thuyết trôi dạt lục địa của Alfred Wegener.